“Quá mệt mỏi” với việc cạnh tranh, Adobe mua luôn đối thủ Figma với giá 20 tỷ USD

Vài năm trở lại đây, thế giới công nghệ đã liên tiếp chứng kiến hàng loạt thương vụ sáp nhập quy mô cực lớn giữa các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Có thể kể đến trường hợp Sony mua lại Bungie thành công với giá 3,6 tỷ đô la, Microsoft đang tích cực xúc tiến thương vụ mua Activision Blizzard với giá 70 tỷ USD, hay mới đây nhất là vụ việc tuy thất bại – nhưng vẫn đang tranh cãi gay gắt – khi Elon Musk tuyên bố mua lại Twitter với giá khoảng 44 tỷ đô la.

Hôm nay, thêm một “bom tấn” khác đã tiếp tục phát nổ khiến giới công nghệ chao đảo: Adobe mua lại chính đối thủ Figma với giá 20 tỷ đô la.

Chưa có quá nhiều thông tin liên quan đến thương vụ đình đám này được tiết lộ tính đến thời điểm hiện tại. Adobe mới chỉ cho biết thỏa thuận bao gồm một nửa tiền mặt và một nửa cổ phiếu trị giá 20 tỷ đô la, đồng thời khẳng định mục đích chính của thỏa thuận mua lại này không gì khác ngoài việc thúc đẩy sự hợp tác sáng tạo cho khách hàng của cả hai công ty. Trọng tâm ở đây là nâng cao các giải pháp web được hỗ trợ bởi chuyên môn về đám mây của Adobe:

Cùng nhau, Adobe và Figma sẽ kiến tạo lại tương lai của tư duy đổi mới và sự sáng tạo, cũng như nâng cao hơn nữa hiệu suất công việc, mà trọng tâm ở đây là thiết kế sản phẩm và truyền cảm hứng cho cộng đồng những người sáng tạo trên toàn cầu. Sự kết hợp của hai công ty sẽ mang tới cơ hội thị trường rộng lớn, phát triển nhanh chóng và có khả năng tạo ra giá trị đáng kể cho khách hàng, cổ đông và toàn ngành.

Adobe

Tuy nhiên, thương vụ đình đám này chắc chắn đặt ra những câu hỏi thú vị, nhưng cũng không kém phần phức tạp, liên quan đến vấn đề chống độc quyền, vì cả hai công ty đều là những “người chơi chính” trong cùng một lĩnh vực: Cung cấp các công cụ thiết kế kỹ thuật số trên nhiều nền tảng khác nhau. Mặc dù Figma gần như chủ yếu phổ biến trên web, nhưng thương hiệu này cũng có các ứng dụng được đánh giá rất cao trên cả môi trường máy tính để bàn cũng như thiết bị di động. Tương tự như vậy, Adobe cũng đã quá nổi tiếng với bộ công cụ chuyên nghiệp dành cho cộng đồng sáng tạo nội dung, phổ biến cả trong thị trường sử dụng cá nhân lẫn doanh nghiệp toàn cầu.

Ngoài ra, cũng sẽ có không ít rào cản về mặt thủ tục pháp lý mà một vụ mua lại lớn như vậy có thể phải đối mặt. Đơn cử như trường hợp Microsoft đã phải trải qua một khoảng thời gian khá khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu cần thiết của Cơ quan quản lý cạnh tranh và thị trường (CMA) Anh, liên quan đến việc mua lại Activision Blizzard.

Thỏa thuận dự kiến sẽ hoàn tất vào trong năm 2023, tùy thuộc vào sự chấp thuận của các bên liên quan và cơ quan quản lý. Cho đến lúc đó, cả hai công ty sẽ tiếp tục hoạt động độc lập. Tuy nhiên, sau khi thương vụ đi đến thống nhất, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Figma, Dylan Field sẽ tiếp tục lãnh đạo nhóm Figma của mình, hoạt động dưới quyền chủ tịch Adobe David Wadhwani.

NGUỒN: QUẢN TRỊ MẠNG

BÙI TUẤN – VIETWIKI.VN

CHIA SẺ

Công Nghệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Emupedia: Cách chơi game Windows 95, 98 không cần phần mềm giả lập

T7 Th9 17 , 2022
Emupedia là nỗ lực để bảo tồn các tựa game cũ cổ điển từ những năm 1990 và thậm chí là cả những tựa game trước đó. Nó khác với những dự án giữ gìn game cổ điển khác vì nó giúp bạn có thể chơi những trò chơi ngay […]